Ngày nay, ngoài nhà phố, nhà ống hay chung cư, các chủ đầu tư cũng rất quan tâm đến loại hình biệt thự lâu đài cao cấp để đầu tư xây dựng hay làm không gian sống, sinh hoạt. Mang trong mình vẻ sang trọng, đẳng cấp và xa hoa được đề cao tối đa đối với loại hình thiết kế lâu đài cao cấp này luôn phù hợp với những chủ đầu tư giàu có, có địa vị cao để có thể thể hiện đẳng cấp của mình. Trong bài viết này, KIẾN TRÚC LUXVIET – LUXURY VIETNAM xin gửi tới độc giả những thông tin hữu ích và đầy đủ nhất về Biet thu lau dai.
Chiêm ngưỡng thiết kế mẫu biệt thự 3 tầng tân cổ điển – Mã số: LV 33155
Khách hàng tại Ấn Độ mê mẩn với biệt thự cổ điển đẹp của Luxviet – LV 23154
Thiết kế nhà biệt thự 3 tầng tân cổ điển đẹp – Mã số: Luxviet 23233
Biệt thự tân cổ điển 2 tầng đẹp sanh chảnh tại Sóc Trăng – LV 22016
Giải pháp kiến trúc thiết kế lâu đài đẳng cấp và lớn nhất Việt Nam – LV 51011
Thiết kế siêu lâu đài dinh thự lớn nhất Việt Nam – LV 50102
Biệt thự lâu đài 2 tầng 1 tum tân cổ điển đẹp 150m2 tại Hà Nội – LV 31208
KHÔNG THỂ KHÔNG XEM: Biệt thự lâu đài 4 tầng phong cách hoàng gia Châu Âu – LV 40801
Đốn tim với thiết kế biệt thự lâu đài đẹp tại Vũng Tàu – LV 21021
Thiết kế biệt thự tân cổ điển đẹp 3 tầng tại Đồng Nai – LV 40105
Thiết kế biệt thự tân cổ điển Pháp 3 tầng đẹp đẳng cấp – LV 31206
Thiết kế dinh thự 3 tầng tân cổ điển nhẹ nhàng và thanh lịch – LV 31209
Tất tần tật về Biệt thự lâu đài và Thiết kế biệt thự lâu đài đẹp 2020.
Ngày nay, ngoài nhà phố, nhà ống hay chung cư, các chủ đầu tư cũng rất quan tâm đến loại hình biệt thự để đầu tư xây dựng hay làm không gian sống, sinh hoạt. Trong đó, cao cấp nhất là biệt thư lâu đài. Vẻ sang trọng, đẳng cấp và xa hoa được đề cao tối đa đối với loại hình nhà ở này. Trong bài viết này, KIẾN TRÚC LUXVIET – LUXURY VIETNAM xin gửi tới độc giả những thông tin hữu ích và đầy đủ nhất về Biet thu lau dai.
1. Định nghĩa biệt thự lâu đài.
Lâu đài có cách gọi khác là thành trì hoặc tòa thành, hoặc Castellum trong tiếng Latin được xây dựng làm nơi sinh sống của lãnh chúa và giới quý tộc, nó hoàn toàn khác biệt với loại hình cung điện dành cho giới vua chúa thượng lưu.
Lâu dài xuất hiện ở khu vực Trung Đông và Châu Âu vào thời kỳ trung cổ với kiến trúc vô cùng kiên cố và vững chãi bằng việc nâng cấp rào chắn và tường thành của những vùng dân cư sinh sống để bảo vệ mọi người trong khu vực đó. Tuy nhiên, lâu đài khác với pháo đài vì pháo đài có vai trò chiến đấu, phòng thủ và làm căn cứ quân sự, phục vụ cho mục đích quân sự, trong khi đó ngoài những vai trò trên, lâu đài còn là nơi cư ngụ của chủ nhân.
Dễ nhận thấy đặc trưng của lau dai là tường thành cao và chắc chắn, hào sâu và có nhiều tầng lầu phục vụ việc phòng thủ và quan sát. Kiến trúc thường thấy ở biet thu lau dai chau Au là thiết kế hình vuông, xung quanh là tường rào khoanh tròn, các pháp canh bố trí đều và chạy dọc theo tường rào, tiếp theo là hào nước sâu. Chất liệu chủ yếu khi xây dựng lâu đài là đá tảng cỡ lớn.
Nói đến lịch sử hình thành, lâu đài xuất hiện ở thế kỷ thứ 9 và 10 tại Châu Âu, sau khi đế chế Carolingien sụp đổ. Những lãnh chúa, hoàng tử, vương công quý tộc được nhận những phần chia của lãnh thổ này, hình thành nên các lãnh địa và thái ấp tùy vào diện tích được phân chia và quy mô sinh sống. Do đó, giới quý tộc xây dựng lâu đài trên toàn bộ phần lãnh thổ được chia để sinh sống và bảo vệ tài sản cho gia tộc.
Khi ấy, nhiệm vụ quan trọng của lâu đài là mục đích quân sự (bảo vệ và phòng thủ là chủ yếu), nơi sinh sống cư ngụ của giới quý tộc, trung tâm hành chính và là biểu tượng cho quyền lực của chủ nhân và dòng họ.
Lâu đài châu Âu chia thành hai loại chính là lâu đài đô thị và lâu đài nông thôn. Lâu đài đô thị để quản lý và kiểm soát chặt chẽ dân chúng địa phương và các tuyến đường đi lại huyết mạch, còn lau dai nong thon luôn được xây dựng biệt lập với làng mạc để phòng thủ và bảo vệ những vùng đất phì nhiêu màu mỡ.
Trước khi được xây dựng bằng đá, vật liệu gỗ và đất được sử dụng là chủ yếu. Nhưng do hai loại chất liệu này dễ hao mòn và thiếu vững chãi cũng như chi phí lớn, người ta bắt đầu sử dụng đá để xây dựng biet thu lau dai. Ưu điểm của chất liệu này là vô cùng kiên cố và bển bỉ, giá thành rẻ vì đá có rất nhiều ở châu Âu lúc bấy giờ. Mặc dù đã có thuốc súng ở châu Âu nhưng do hỏa lực kém nên những bức thường thành của lâu đài vẫn không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi thuốc súng được cải tiến và nâng cấp, lâu đài đã bị hỏa lực tấn công và rơi vào tình trạng bị phá vỡ, lúc đó, những lau dai biet thu đã buộc phải trở thành pháo đài để phục vụ mục đích phòng thủ và quân sự.
Sau đó, có một sự cải cách lớn trong mục đích xây dựng của biet thu lau dai là chỉ sử dụng làm không gian sinh hoạt thay vì vừa cho mục đích quân sự vừa để sinh sống như trước.
2. Một số thuật ngữ trong thiết kế biệt thự lâu đài thời cổ xưa.
- Motte: trong từ điển tiếng Pháp, motte có nghĩa là một mảnh đất nhỏ. Ở đây, motte là kiểu gò đất phẳng nhân tạo nơi lâu đài tọa lạc.
- Enceinte: nghĩa đen của “Enceinte” là những gì bao quanh một không gian (cả nghĩa đen và nghĩa trừu tượng như tường lửa trong ngôn ngữ lập trình). Trong thiet ke lau dai, “Enceinte”Là tường thành có tính năng phòng thủ, bảo vệ
- Keep: trong tiếng Pháp “Keep” là giữ, ở đây “keep” Là tháp canh có tính năng giám sát bên ngoài từ phía trong.
- Gatehouse: Là cổng chính vào biệt thự lâu đài.
- Moat: Là kiểu hào sâu bao quanh bên ngoài tường thành lâu đài, chứa nước hoặc không; có chức năng phòng thủ, ngăn cản kẻ thù tiến sâu vào khu vực tường thành.
- Arrowslits: trong từ điển “Arrowslit” là mũi tên. Ở đây, “Arrowslits” là lỗ châu mai, mục đích các cung thủ có thể bắn tên ra ngoài qua lớp tường thành.
3. Các loại hình lâu đài cổ xưa.
- Lâu đài hang động: Lâu đài hang động là những lâu đài được xây dựng ngay trước hoặc trong lòng hang động. Đương nhiên, những lâu đài này luôn nằm sát vách núi. Nhắc đến lâu đài hang động không thể không nhắc đến lâu đài Predjama cách thành phố Ljubljana, Slovenia 56 km về phía nam. Được xây dựng trên vách núi dựng đứng, phía trong hang động Postojna, Predjama là lâu đài hang động rộng lớn nhất thế giới với kiến trúc kiên cố và những đường hầm bí mật phía sau ngoằn nghoèo chạy dọc theo hang động khổng lồ.
- Lâu đài đỉnh núi: lâu đài đỉnh núi tọa lạc trên vị trí cao nhất của mỗi ngọn núi hàng trăm năm, thậm trí hàng triệu năm. Những biet thu lau dai đỉnh núi nổi tiếng nhất hiện nay như: lâu đài Hohenzollern, lâu đài Neuschwanstein, lâu đài Hohensalzburg, lâu đài Cesky Sternberk, lâu đài Bouzov, lâu đài Ksiaz, lâu đài Czorsztyn, lâu đài Kreuzenstein, lâu đài Stolzenfels, lâu đài Eltz, lâu đài Hohenschwangau,….
- Lâu đài Hohenzollern rộng khoảng 31 dặm tương đương với 50 kilômét tọa lạc tại Stuttgart, Đức. Nằm trên một ngọn núi cao chót vót, đây là lâu đài cao nhất ở Đức. Công trình đẳng cấp này mang đậm màu sắc kiến trúc tân Gothic và được hoàn thiện vào năm 1867. Nhìn từ xa, Hohenzollern như một cung điện tọa lạc trên thiên đường. Không gian kiến trúc và nội thất vô cùng lộng lẫy và bề thế với trần nhà mạ vàng trong sảnh Bá tước của tòa lâu đài. Hiện nay, người ta xây dựng rất nhiều tiện nghi giải trí bên trong công trình như rạp chiếu phim và các buổi hòa nhạc ngoài trời để phục vụ nhu cầu của du khách.
- Lâu đài Kreuzenstein hay còn gọi là Burg Kreuzenstein ở thành phố Stockerau nước Áo. Lâu đài được thi công trên một ngọn núi nằm ở độ cao 265m so với mực nước biển. Lâu đài này được xây dựng vào thế kỷ 12 và được tu bổ vào thế kỷ 19. Thiết kế kiến trúc tân trung cổ được áp dụng cho lâu đài này. Hiện nay, đây là một điểm đến thu hút không chỉ người dân Viennese mà cả khách du lịch. Một bảo tàng độc đáo và một trạm đại bàng đi kèm các chương trình ngoạn mục được bổ sung vào trong lâu đài.
- Lâu đài sườn đồi: lâu đài sườn đồi được xây dựng ở phần sườn của một quả đồi, xung quanh là cây cối, lưng tựa vào vách đồi. Một số lâu đài sườn đồi còn tồn tại đến ngày nay như lâu đài Ehrenfels, lâu đài Katz
- Lâu đài đất thấp: là loại hình lâu đài được xây dựng ở vùng đất thấp và rộng rãi như đồng bằng, thung lũng khác với lâu đài sườn đồi hay lâu đài đỉnh núi. Lâu đài đất thấp bao gồm lâu đài mặt nước, lâu đài trên đảo, lâu đài đầm lầy, lâu đài bên sông, biệt thự lâu đài cầu cảng, …
- Lâu đài mặt nước: là kiểu lâu đài biệt thự được bao quanh là khu vực nước tự nhiên như bờ biển hay sông ngòi. Lối vào duy nhất của lâu đài là cầu kéo, tăng khả năng bảo vệ và phòng thủ lên mức tối đa. Một số lâu đài mặt nước có thể nhắc đến như: lâu đài Moritzburg, thành Spandau, lâu đài Haus Kemnade, lâu đài Gustavsburg, lâu đài Plattenburg, cung điện Bergedorf, lâu đài Wolfsburg, lâu đài Gimborn, …
- Lâu đài trên đảo: lâu đài trên đảo được thi công trên các hòn đảo nhân tạo hoặc tự nhiên. Một số lâu đài trên đảo trên thế giới nhứ lâu đài Kızkalesi, lâu đài Pfalzgrafenstein, lâu đài Stalke, …
Tóm lại, các loại biet thu lau dai xa xưa được phân loại theo vị trí xây dựng của nó. Ngày nay, con người không còn xây dựng lâu đài trên những địa thế hiểm trở như vậy, nên lâu đài sẽ được phân loại theo phong cách thiết kế. Vậy thiết kế biệt thự lâu đài là gì? Đặc trưng của thiet ke biet thu lau dai như thế nào? Có những phong cách thiết kế nào? Hãy cùng KIẾN TRÚC LUXVIET – LUXURY VIETNAM tìm hiểu tiếp nhé.
4. Thiết kế biệt thự lâu đài lài gì?
Biệt thự lâu đài là loại hình nhà ở (hoặc kinh doanh lưu trú) xa xỉ được thiết kế theo phong cách đồ sộ, nguy nga, hoành tráng trên lô đất rộng đến hàng nghìn mét vuông. Với lối kiến trúc cảnh quan phong phú đa dạng pha lẫn nét cổ kính, uy nghi, đẳng cấp thì đây chính là kiểu mẫu biệt thự được giới thượng lưu săn đón nhiều nhất hiện nay.
Không giống những thiết kế biệt thự thông thường, các công trình biệt thư lâu đài – dinh thự mang một tầm cao hoàn toàn khác biệt hệ thống kiến trúc ngoại thất, cảnh quan, nội thất chỉn chu, cao cấp và nguy nga lộng lẫy.
Biệt thự lâu đài là một minh chứng cho sự giàu có, quyền thế, địa vị xã hội và đẳng cấp của gia chủ.
Đẳng cấp – Sang trọng – Xa hoa là những mỹ từ được nhắc đến phổ biến nhất khi thiet ke biet thu lau dai.
Bạn đọc sẽ thắc mắc tại sao lại đẳng cấp? Vốn dĩ từ xa xưa, biet thu lau dai là nơi ở của giới quý tộc, giới thượng lưu. Cho nên để thể hiện được sự giàu có và quyền thế của chủ nhân, các tòa lau dai biet thu buộc phải đẳng cấp. Các tòa lâu đài rất kén chủ nhân, bởi lẽ đây là những công trình cao cấp được xây dựng trên diện tích vô cùng lớn, chi phí xây dựng, nội ngoại thất cảnh quan cũng vô cùng tốn kém nên có thể nói biet thu lau dai dành riêng cho tầng lớp cao những người có thu nhập khủng.
Còn tại sao phải sang trọng? Vì đối với thiết kế biet thu lau dai, phong cách cổ điển và tân cổ điển là hai màu sắc được dùng duy nhất. Tính chất của hai phong cách thiết kế này nổi bật nhất là sự sang trọng. Những công trình kiểu biet thu lau dai mang khối kiến trúc giật tầng kiên cố và vững chãi chạy theo khối vuông góc cạnh của tường kết nối cùng các trụ cột bo tròn mềm mại và hệ cửa mái vòm đặc trưng. Mặt bằng công nằng trong biệt thự kiểu lâu đài thường vô cùng rộng rãi, các phòng chức năng như phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn có diện tích lớn vừa để đảm bảo tiện nghi trong quá trình sử dụng vừa sự thoáng đãng, mát mẻ và sạch sẽ cho không gian, vừa thể hiện được cái tầm của chủ nhân lâu đài.
Cuối cùng là sự xa hoa, tại sao phải xa hoa? Hệ thống các hoa tiết hoa văn trang trí, đường phào chỉ tinh tế tỉ mỉ thiết kế trên những bức tường, gờ tường, trụ cột, mái vòm hay phần chóp mái là đặc trưng của nghệ thuật biệt thự cổ điển và phong cách biệt thự tân cổ điển, những thứ mà gắn liền với thiết kế biệt thự lâu đài. Những chi tiết phào chỉ có dạng sọc dọc ngang uyển chuyển mềm mại, kết hợp cùng những đường nét trang trí hoa văn uốn lượn tinh xảo đẹp tạo nên sức hấp dẫn quyến rũ cho biệt thự lâu đài.
Biệt thự lâu đài là loại hình nhà ở vô cùng kén cả người thiết kế và thi công, đòi hỏi kiến trúc sư thiết kế và kĩ sư thi công phải có trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm và am hiểu về nghệ thuật. Thiết kế biệt thự lâu đài bao gồm khối lượng công việc đồ sộ đòi hỏi kiến trúc sư phải có cả năng lực, trình độ và cái tâm với nghề.
5. Những nét đặc trưng của thiet ke biet thu lau dai dep.
Những đặc trưng rõ ràng nhận thấy nhất của biet thu lau dai là:
- Phần chóp mái – một nét riêng không thể thiếu và không hề hòa lẫn của biệt thự lâu đài:
- Nếu như các loại hình nhà ở khác được thiết kế với mái Thái, mái Nhật, hay phong cách mái bằng, mái hộp hiện đại, mái mansard tân cổ thì mái chóp là nét riêng biệt thự lâu đài. Đây được coi là vật báu đắt giá cho bất cứ công trình biet thu lau dai nào, khiến cho toàn bộ công trình trở nên quyến rũ và hoành tráng.
- Nhìn từ ngoài vào, chóp mái là phần nổi bật nhất của tổng thể ngoại thất của biệt thự, mang nét lộng lẫy, bế thế nguy nga của tòa lâu đài và chủ nhân của nó. Chóp chính là hệ mái vòm cong nổi trội cùng các chóp nhọn được đắp nổi tinh xảo, cầu kỳ với những đường nét họa tiết tỉ mỉ, cân đối đẹp mắt và đường phào chỉ mềm mại, mang nét độc đáo của nghệ thuật cổ xưa. Những họa tiết này có thể được thiết kế và chọn lựa theo yêu cầu, sở thích của gia chủ. Phần chóp mái có hình dạng tròn đầy biểu trưng cho sự đầy đủ và trang nghiêm của cả công trình.
- Ở phần mái vòm này, vật liệu sắt nhọn được sử dụng cho phần chóp nhọn phía trên mái. Phần dưới cao được thiết kế cao, tạo nên sự sang trọng và đồ sộ cho mái. Hình dạng của chóp nhọn cao lâu đài có ý nghĩa đặc biệt về khía cạnh kiến trúc- cũng như mang theo hàm ý xã hội- lịch sử của lâu đài cổ xưa. Hình dáng mái vòm đi liền là chóp nhọn cao được trang trí và nâng đỡ bởi hệ thống phào chỉ đắp nổi đầy nghệ thuật và tinh xảo, bề thế gợi đến những chiếc vương miện quyền quý của hoàng gia Châu Âu. Hình ảnh này vừa là biểu tượng cho sự uy nghi, đẳng cấp mà còn là biểu tượng đặc trưng một thời hoàng kim của cả xã hội thượng lưu châu Âu.
- Ngoài những ý nghĩa trên, mái vòm lâu đài với chóp nhọn này được tận dụng làm cột thu lôi cho cả biệt thự lâu đài. Bởi đây là vị trí cao nhất của công trình nên việc tận dụng này vô cùng hợp lý mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vật liệu xây dựng, màu sắc và họa tiết trang trí mái vòm này cùng với một số mẫu thiết kế mái vòm đặc sắc.
5.1. Vật liệu xây dựng
Thời xa xưa, chất liệu gỗ, gạch hay thậm chí là đất được sử dụng để thiết kế và xây dựng mái vòm lâu đài … phụ thuộc vị trí xây dựng và nguồn nguyên liệu sẵn có của khu vực. Hiện nay với sự phát triển của xã hội hiện đại, vật liệu xây dựng mái vòm thường là gạch và bê tông cốt thép. Tuy nhiên, trong một số công trình khác, kết cấu mái vòm cũng có thể là kết cấu khung thép, và lợp ngói lên trên. Sau đó, các kỹ sư sẽ hoàn thiện phần mái vòm với các loại ngói như ngói dán, ngói lợp, hoặc loại ngói bitum phủ đá nhập khẩu, hoặc lợp tôn mái vòm. Tuy nhiên, đối với kiến trúc lâu đài nguy nga, tráng lệ, vật liệu tôn thường không được sử dụng vì không đảm bảo tính thẩm mỹ. Đặc biệt, nếu chủ đầu tư có điều kiện về mặt tài chính, mái vòm lâu đài còn được dát vàng,… để tăng thêm tính sang trọng, xa hoa, giàu có của công trình và nâng cao vị thế của gia chủ.
5.2. Màu sắc
Màu trắng và vàng là hai gam màu chính được sử dụng cho toàn bộ biet thu lau dai cho nên phần mái nhà thường được sử dụng màu sắc đậm hơn để tạo điểm nhấn cho công trình. Các gam màu hay sử dụng là xám ghi, màu xám tro, đen, hay màu xanh dương, màu đỏ đô… phụ thuộc vào phong cách thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và chọn lựa của chủ đầu tư. Hệ mái vòm lâu đài mang màu sắc thể hiện được sự uy nghi, trang trọng và đầy đẳng cấp cho kiến trúc ngôi nhà. Đặc biệt, sự hòa quyện màu sắc giữa màu trắng- vàng- xanh ( hoặc màu đen) của mái vòm mang lại hiệu ứng hoàn hảo tuyệt vời cho không gian ngoại thất và cảnh quan.
5.3. Họa tiết trang trí
Họa tiết trang trí là chi tiết cuối cùng góp phần hoàn thiện vẻ đẹp quyến rũ và lộng lẫy của phần mái vòm. Ở mái vòm lâu đài thường có hệ thống cửa sổ mái bằng kính màu trang trí. Đương nhiên, kính này là loại kính cong theo hình vòm của mái mang lại sự mềm mại uyển chuyển, bớt nặng nề gò bó cho phần mái nói riêng và cả công trình nói chung. Ở một vài thiết kế mái vòm biệt thự khác, xung quanh chi tiết cửa sổ kính của mái cũng được thiết kế, đắp thêm phù điêu hay phào chỉ bên ngoài để tăng thêm vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ cho công trình.
5.4. Một số ý tưởng thiết kế mái vòm đẹp:
- Mái vòm đơn cho lâu đài kiểu Pháp: sử dụng màu sắc khác biệt để tạo điểm nhấn, mẫu mái vòm đơn nằm độc chiếm giữa sân thượng của ngôi nhà khiến công trình trở nên vô cùng bệ vệ và bề thế. Thông thường, mái vòm đơn này được nằm ở trung tâm của ngôi nhà, hoặc phía chính giữa mặt tiền kiến trúc thu hút sự chú ý và tạo điểm nổi bật và vẻ hoành tráng của toàn bộ công trình.
- Mái vòm lâu đài kiểu pháp với mái vòm đối xứng: sự cân xứng của một thiet ke biet thu lau dai đẹp được thể hiện quan phần mái vòm đối xứng. Sử dụng kiểu đối xứng trong thiết kế lâu đài được thể hiện rất rõ ràng, đây cũng là công cụ quan trọng thể hiện được sự cân bằng, ổn định cũng như nét sang trọng, quý phái và cân bằng phong thủy trong kiến trúc biệt thự lâu đài. Sự đối xứng trong thiết kế mái vòm lâu đài mang đến sự cân đối, chắc chắn cho không gian ngoại thất, đồng thời làm nổi bật phần trọng tâm của không gian kiến trúc. Việc sử dụng nguyên tắc đối xứng trong thiết kế mái vòm lâu đài luôn có tác dụng làm nổi bật những khu vực chính trung tâm, tạo nên sự cân đối giữa 2 bên trang trí kiến trúc cân đối với nhau để tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy, xa hoa.
- Mái vòm lâu đài chóp nhọn kết hợp với mái vòm vuông: ý tưởng thiết kế này được ứng dụng khá nhiều trong các công trình hiện nay. Thiết kế mái vòm chóp nhọn, kết hợp với mái vòm vuông khiến kiến trúc lâu đài trở nên bề thế, chắc chắn và không hề đơn điệu. Tùy thuộc vào ý tưởng thiết kế mà hình dáng mái vòm lâu đài được kết hợp và ứng dụng khác nhau, có thể là một nửa hình vòm được sử dụng cho mái để tạo vẻ đẹp kiến trúc, kết nối cùng với hình vuông của phần mái công trình.
- Mái vòm biệt thự lâu đài cổ điển Pháp bất đối xứng: phần mái vòm được tạo nên nhờ sự kết hợp nhiều loại mái vòm khác nhau tuy không đối xứng nhưng đảm bảo tính thẩm mỹ và vẫn hài hòa với tổng thể công trình. Thiết kế giữa vòm cong 6 mái, lẫn vòm cong 4 mái, và mái vòm lâu đài vuông,… khiến cho không gian mái của thiết kế lâu đài có nhiều điểm nhấn hơn cả. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, thì tòa lâu đài uy nghi, tráng lệ nổi bật lên một cách mới mẻ và khác biệt.
- Mái vòm lâu đài kép: Thiết kế mái vòm lâu đài kép là hai phần mái vòm được bố trí cạnh nhau với vẻ ấn tượng, sang trọng chạy dọc theo khối biệt thự từ dưới lên trên. Các chi tiết phù điêu mạ vàng vô cùng ấn tượng tạo nên cho công trình sự xa hoa, đẳng cấp bậc nhất.
5.5. Thiết kế theo phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển
Nói tới lâu đài thì hay nghĩ tới sự lộng lẫy và xa hoa. Để mang đến được vẻ xa hoa lộng lẫy đó thì chỉ có phong cách cổ điển là thích hợp nhât. Tuy nhiên do xu hướng thiết kế kiến trúc và nội thất ngày càng hiện đại và thiên về khuynh hướng bớt những chi tiết cầu kỳ rườm rà, phong cách tân cổ điển ra đời đáp ứng được nhu cầu sở thích của rất nhiều chủ đầu tư. Thêm vào đó, biệt thự lâu đài đẹp được thiết kế theo phong cách tân cổ điển cũng giúp tiết kiệm chi phí và phù hợp với thị hiếu hiện nay.
Tóm lại, thiết kế biệt thự có thể lựa chọn phong cách hiện đại nhưng biệt thự lâu đài hay lâu đài thì chắc chắn nó phải mang phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển.
* Thiết kế biệt thự lâu đài phong cách cổ điển:
Khái niệm này ở Việt Nam thường được hiểu là những công trình được thiết kế theo phong cách hoàng gia Châu Âu với những chi tiết cầu kỳ, rườm rà và tỉ mỉ. Mặc dù nó được chấp nhận rộng rãi, nhưng đây là cách hiểu không chính xác so với khái niệm nguyên gốc. Phong cách thiết kế biệt thự lâu đài cổ điển này dựa trên nhiều nguyên lý sắp đặt, cân bằng và phối hợp các yếu tố tuân theo những quy định một cách chặt chẽ và chính xác.
Biet thu lau dai dep mang phong cách kiến trúc cổ điển luôn mang đậm dấu ấn truyền thống và hoài cổ. Đi đôi với đó là sự chính xác tuyệt đối, hoàn hảo trong từng chi tiết, một tiêu chuẩn điển hình rõ ràng dành cho ai yêu thích phong cách này.
Phong cách cổ điển này thường được gắn liền với giới thượng lưu Châu Âu bắt nguồn từ thời phong cách thiết kế Hy Lạp và La Mã cổ đại. Hình thành và trải qua sự phát triển lâu dài và thay đổi theo chiều dài của lịch sử Châu Âu cũng như chiều sâu của nghệ thuật, chính trị xã hội và sự sáng tạo của con người, thiết kế biệt thự lâu đài cổ điển cũng thay đổi và qua mỗi thời kì từ Hi Lạp, La Mã cổ đại đến Baboque hay gothic và ở mối quốc gia Châu Âu lại có những đặc trưng riêng. Ví dụ như ở Pháp, phong cách thiết kế nội thất cổ điển tràn đầy vẻ rực rỡ, lộng lẫy và hoa lệ thì chủ nghĩa cổ điển của Anh là dấu ăn của sự hợp lý và gắn kết chặt chẽ. Ở nước Nga rộng lớn, trong thời kỳ trị vì của nữ hoàng Catherine, nữ hoàng đã bị chinh phục bởi vẻ sang trọng, sự hòa hợp và sự tiết chế hợp lý của phong cách thiết kế theo nghệ thuật cổ điển. Vào cuối thế kỷ 18-19, có một sự hòa hợp trong phong cách cổ điển cho công trình kiến trúc biệt thự lâu đài tại đây đó là sự pha trộn khéo léo đầy tinh tế và dung hòa giữa nghệ thuật cổ điển và những phong cách thiết kế lâu đài đẹp khác (chủ nghĩa eclecticism – chiết trung).
Hình thành và phát triển sớm hơn thiết kế tân cổ điển rất lâu, nghệ thuật cổ điển điển hình là những công trình kiểu kiến trúc biệt thự, lâu đài, dinh thự với vẻ hoành tráng, hoa lệ, phô trương, đẳng cấp, biểu hiện cho quyền lực và địa vị xã hội của chủ nhân.
- Đặc trưng của phong cách cổ điển bao gồm:
- Đảm bảo tính cân bằng và đối xứng trong thiết kế biệt thự lâu đài sang trọng: không một chi tiết lệch lạc lệch chuẩn nào được chấp nhận trong phong cách này. Các chi tiết kiến trúc được bố trí đối xứng trong một khuôn khổ tỷ lệ vàng mang lại cảm giác hoàn hảo trọn vẹn nhưng có phần áp đặt, cứng nhắc. Đặc trưng này xuất phát từ thời Hi Lạp, La Mã cổ đại, thể hiện qua cách sắp xếp các cột trụ, các họa tiết trang trí, các ô cửa, đường nét, màu sắc…đều có nguyên lí của nó. Lấy một trục chính giữa và 2 bên giống nhau để tạo ra tính đối xứng là nguyên lý cơ bản nhất. Bằng cách bày trí những cột trụ, bức từng, cách phối màu sắc mà ai cũng dễ dàng nhận ra một bên là hình ảnh phản chiếu của bên đối diện. Điểm nhấn của công trình là chi tiết ở trung tâm được thiết kế cầu kỳ và lộng lẫy hơn Các chi tiết 2 bên đối xứng nhau có công dụng làm nổi bật điểm nhấn trung tâm của công trình biệt thự lâu đài cổ điển.
- Tập trung cao độ vào các chi tiết trang trí tỉ mỉ, tinh xảo, uốn lượn mang đậm tính nghệ thuật. Sự tỉ mỉ và cầu kỳ trong từng đường nét chính là đặc trưng nổi bật của phong cách cổ điển. Không bao giờ bạn bắt gặp những đường thẳng vuông vức hay phá cách trong lối kiến trúc này. Thay vào đó, những đường nét uốn lượn mềm mại, đường bo cong kết hợp tinh tế hài hòa với gam màu vàng – trắng tạo nên vẻ quý phái, xa hoa. Những góc cạnh cũng luôn được xử lý sao cho thật mềm mại và dễ chịu vô cùng. Đường phào chỉ có hình tượng cây cối, động vật thiên nhiên được đắp chìm nổi cầu kỳ và công phu mang vẻ đẹp huyền bí và ý nghĩa nghệ thuật cho công trình. Phào chỉ thể hiện sức mạnh của các yếu tố thiên nhiên con người và là một phần linh hôn của phong cách thiet ke biet thu lau dai. Những chi tiết kiến trúc cổ này thường mang hình dạng vòm cong. Hình dạng này được áp dụng nhiều trong các chi tiết như cửa sổ hình bán nguyệt, vòm cuốn cong, mái sảnh,… Điều này tạo một tổng thể ngoại thất mềm mại, cao lớn và đồ sộ hơn khi nhìn ngắm. Các thức cột hay còn gọi là cột trụ cổ điển trong thiết kế biệt thự lâu đài cũng là một điểm độc đáo không thể thiếu. Cột Doric, cột Lonic và cột Corinth là ba loại hình cột trụ cơ bản nhất của phong cách cổ điển. Sau này, với sự phát triển của xã hội và khả năng sáng tạo không giới hạn của con người, cột Tuscan và cột Composte ra đời. 5 loại thức cột này có vai trò hoàn thiện vẻ đẹp của biệt thự lâu đài phong cách cổ điển.
- Vật liệu và màu sắc đặc trưng: vật liệu đất, gỗ, đá được sử dụng cho những lâu đài cổ trên thế giới. Ngày nay, bê tông cốt thép và gạch là hai vật liệu được sử dụng chủ yếu. Màu sắc được ưu ái là màu vàng đồng quyền lực, màu trắng trang nhã hay màu nâu quý phái và gần gũi với thiên nhiên.
* Thiết kế biệt thự lâu đài tân cổ điển
Kiến trúc tân cổ điển được biết đến là sự bao hàm của hai nền kiến trúc lớn là kiến trúc cổ điển và kiến trúc hiện đại. Kiến trúc cổ điển bao gồm “Kiến trúc Hy Lạp” và “Kiến trúc La mã” cổ đại, phát triển rực rỡ và mạnh mẽ vào thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên tại Hy Lạp và thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên tại Rome, hình thức chung là sử dụng kết cấu là những cột trụ và cách thức trán tường và hoa văn trang trí cầu kỳ. Phong cách hiện đại là sự tinh giản, phóng khoáng, và tự do trong hình khối, bố cục và đường nét, thậm chí không có hoa văn trang trí, sử dụng đồ nội thất và cân bằng về màu sắc để tạo điểm nhấn hoặc dung hòa không gian. Kiến trúc tân cổ điển ngay từ khi xuất hiện đã phát triển rộng rãi và được ưa chuộng tại khu vực Châu Âu và lây lan sang Bắc Mỹ, điển hình trong đó là những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như là thánh địa hồi giáo Stourhead House tại Palladian hoặc biệt thự Woburn Abbey – biểu tượng của kiến trúc Anh, bảo tàng Altes tại Berlin – Đức hay nhà hát Red Army tại Moscow – Nga. Vào những năm đầu thế kỷ 20, phong cách tân cổ điển bước vào một giai đoạn khác được gọi là “Hồi sinh cổ điển” (Classical Revival), sử dụng ít các yếu tố cổ điển hơn, bề ngoài ít nghiêm trọng cầu kỳ hơn và bỏ bớt gánh nặng trang trí hơn.
Ở Việt Nam, cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa Tân cổ điển bắt đầu du nhập vào nước ta theo dòng chảy lịch sử. Tuy nhiên, phong cách này đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với văn hóa, khí hậu, nguồn tài nguyên và vật liệu xây dựng của người Việt. Từ đây phong cách kiến trúc Đông dương hay còn gọi là Kiến trúc thuộc địa Pháp được hình thành thể hiện rất rõ rệt trong những công trình công quyền thời Pháp thuộc còn sót lại đến ngày nay. Những công trình cổ điển vô cùng nổi tiếng được xây dựng từ lâu như Nhà hát lớn, Nhà thờ lớn, các biệt thự tân cổ điển cổ… và với nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội theo hơi thở thời đại, những công trình kiến trúc tân cổ điển như The Garden, Royal City hay Penthouse Vincom…ra đời.
Quy mô xây dựng lớn
Trong lịch sự, biệt thự lâu đài được xây dựng làm nơi trú ngụ cho các gia đình quý tộc, lãnh chúa không đơn thuần là để sinh sống mà còn thể hiện đẳng cấp và địa vị của họ. Họ là những người có tiền, quyền thế và tất nhiên chỉ có những tòa lâu đài với kiến trúc sang trọng, lịch lãm mới xứng tầm với địa vị của họ. Cho nên quy mô xây đựng đóng vai trò to lớn trong việc góp phần vào sự sang trọng và đẳng cấp ấy.
Ngày nay, bạn chỉ cần 30 – 50m2 cũng có thể sở hữu mẫu nhà ống đẹp hoặc thiết kế nhà phố hiện đại nhưng để có được căn biệt thự kiểu lâu đài nguy nga và đẳng cấp thì diện tích tối thiểu 200m2. Chỉ với diện tích này, sự bề thế nguy nga lộng lấy mới có thể được toát lên từ công trình. Thêm vào đó, với mẫu biệt thự lâu đài cao cấp như thế này thì việc kết hợp với thiết kế cảnh quan sân vườn, tiểu cảnh, hòn non bộ, hồ bơi, gara ô tô và nhiều tiện ích khác phục vụ mọi nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp trong đời sống là điều không thể thiếu. Thông thường diện tích xây biệt thự lâu đài vào khoảng 150-250m2, phần diện tích còn lại sẽ được quy hoạch làm không gian sân vườn và cảnh quan.
6. Tuyệt chiêu hoàn hảo để thiết kế biệt thư lâu đài đẹp mà bạn cần phải biết.
6.1. Màu sắc
- Đối với bất cứ công trình nghệ thuật nào, màu sắc là yếu tố quyết định tạo sự thu hút và tính thẩm mỹ của nó.
- Yếu tố màu sắc của thiết kế biệt thự lâu đài được quy định một cách rõ ràng và quy chuẩn. Trắng và vàng là hai gam màu được sử dụng nhiều nhất cho phần kiến trúc của biệt thự lâu đài, dinh thự, …. Đây như là một nguyên tắc bất di bất dịch khi sử dụng hai tông màu này làm chủ đạo, và đây cũng là quy chuẩn đánh dấu nét đặc trưng nổi trội mang đậm đậm chất phong cách hoàng gia châu Âu xa hoa, lộng lẫy và vương giả, cái nôi bắt nguồn của phong cách cổ điển và tân cổ điển.
- Việc thiết kế biệt thự lâu đài đẳng cấp còn là tấm gương phản chiếu tiềm lực kinh tế và địa vị xã hội của chủ nhân thì việc thiết kế biệt thự lâu đài nhất định không được làm qua loa. Thiết kế tổng hoàn phải hài hòa, thẩm mỹ cao và kết hợp ăn ý giữa các màu sơn cho phù hợp và đẹp mắt nhất.
- Độ hấp dẫn, quyến rũ của một căn biệt thự lâu đài hoàn hảo phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế của nó, cụ thể ở đây là màu sắc. Đôi khi, màu sắc sẽ được sử dụng hoặc pha trộn có một chút phá cách làm nổi bật một không gian hay chi tiết nào đó. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc chặt chẽ của phong cách thiết kế và không gian cảnh quan cũng như nội ngoại thất.
6.2. Phong cách thiết kế
- Thiết kế lâu đài bắt buộc phải toát lên sự tinh tế, sang trọng và đẳng cấp cho gia chủ. Như đã nói ở trên, đó là những căn biệt thự lâu đài, dinh thự mang phong cách cổ điển hoặc tân cổ. Hai phong cách thiết kế này đều dựa vào các hoa văn trang trí uốn lượn hoặc chi tiết phù điêu, cột trụ cầu kỳ, tỉ mỉ và quyến rũ để định hình kiến trúc.
- Không gian rộng lớn, thoáng mát và những sự kết nối hoàn chỉnh của từng chi tiết và không gian chính là đặc trưng cho thiết kế lâu đài đẹp, mang đến sự đồ sộ nguy nga cần phải có của bất cứ lâu đài, biệt thự đẹp nào.
- Một trong những thiết kế biệt thự lâu đài đẹp nhất hiện này là Thiết kế Biệt thự Lâu đài kiểu Pháp. Ý tưởng này cần mang tới không gian hoài cổ, sang trọng và yên tĩnh cho không gian sống. Ngôi biệt thự lâu đài thường được thiết kế theo phong cách Châu Âu cổ đặc trưng là những mái vòm được nâng cao tạo nên được độ cao, thoáng và mở rộng cho không gian kiến trúc và không gian nội thất của căn biệt thự. Bên cạnh đó thì biệt thự lâu đài phong cách cổ điển còn được áp dụng những nét trang trí cầu kỳ với các cột trụ được bo tròn uyển chuyển cùng với những hoa văn trang trí, phù điêu tinh xảo tạo nên không gian sang trọng và mang đậm tính nghệ thuật.
- Phong cách cổ điển và tân cổ điển vô cùng phù hợp cho tòa lâu đài xây dựng nhiều tầng, vì hai phong cách này luôn lấy sự cao lớn đồ sộ nổi bật làm điểm nhấn, cũng vì điều này mà những họa tiết và hoa văn trang trí cầu kỳ và tinh xảo được sử dụng triệt để nhằm mục đích mang lại sự bề thế cho toàn bộ công trình. Thiết kế biệt thự lâu đài theo phong cách cổ điển Châu Âu cũ thường lấy màu trắng, vàng hoặc màu gam sáng làm màu sắc chủ đạo của ngôi nhà và luôn tạo nên mái vòm phong cách hoàng gia để tạo ấn tượng cũng như thu hút được mọi ánh nhìn về phía nó.
- Màu trắng tinh khôi mang đến cảm giác sang trọng, trang nhã và thanh thoát cho công trình. Còn mái vòm đem đến vẻ đẹp, sự thoáng đãng, đón ánh sáng từ trên cao xuống cho không gian bên dưới. Ngoài ra thì độ cao của mái vòm cũng nên được không gian thoáng mát và chống nóng cho kiến trúc ngôi nhà. Những yếu tố về màu sắc, họa tiết, hoa văn hay kiến trúc, nội thất, cảnh quan đều phải thống nhất với nhau trước sau như một trước khi thiết kế và thi công. Điều này giúp cho những ngôi biệt thự lâu đài sang trọng được đồng bộ từng chi tiết với nhau, hòa hợp và thống nhất trong phong cách kiến trúc và nội thất.
6.3. Bố trí công năng sử dụng:
- Gia chủ và kiến trúc sư cần thống nhất với nhau về số lượng không gian chức năng, công năng sử dụng và diện tích của mỗi không gian trước khi bắt tay vào thiết kế kiến trúc và nội thất. Giai đoạn này vô cùng quan trọng để tạo nên một không gian không chỉ đẹp mắt thu hút ở bề ngoài mà còn tiện ích, tối tân và phù hợp cho gia chủ để sinh hoạt, nghỉ ngơi. Cần phải dựa trên số lượng thành viên trong gia đình và sở thích, yêu cầu của chủ đầu tư để quyết định diện tích, không gian của từng căn phòng.
7. Kiến trúc biệt thư lâu đài Pháp – không gian nghệ thuật đáng mơ ước.
7.1. Kiến trúc biệt thự lâu đài Pháp là gì?
Nước pháp, đất nước của sự lãng mạn và quyến rũ nổi tiếng với nước hoa, rượu vang và thời trang. Mỗi vùng đất, mỗi con người, mỗi công trình kiến trúc của đất nước xinh đẹp này đều mang đậm những nét đẹp ấy. Vẻ đẹp quyến rũ của kiến trúc lâu đài Pháp từ lâu đã trở thành một phong cách kiến trúc rất riêng không thể nhầm lẫn của đất nước này với những đặc trưng rõ rệt của phong cách kiến trúc cổ điển. Nổi danh khắp thế giới, kiến trúc biệt thự lâu đài Pháp có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các nước ở Châu Á và toàn thế giới cho đến ngày nay, trong đó có Việt Nam của chúng ta.
Dẫn đầu về xu hướng và đẳng cấp, những biệt thự lâu đài kiến trúc cổ điển không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc nghệ thuật đơn thuần mà còn là biểu hiện của quyền lực, giàu sang và vị thế xã hội của chủ nhân. Vẻ đẹp quyền lực ở đây không phải hướng đến sự tẻ nhạt, trẻ trung, vô vị mà là sự mỹ lệ, lãng mạn, một vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế, hoài cổ xa xưa gợi đến quá khứ hoàng kim của những công chúa hoàng tử, vua chúa về những cung điện nguy nga tráng lệ với những bản tình ca huyền thoại lãng mạn với những câu chuyện tình bất hủ của những công nương, những anh hùng nơi đó.
Những công trình biệt thự kiến trúc lâu đài Pháp từ xưa chính là những thành trì hay tòa thành, là nơi sinh sống của vua chúa hay quý tộc và tầng lớp thượng lưu, được ra đời trong thời kì Trung cổ có kết cấu vô cùng kiên cố, vững chắc với vẻ đẹp tráng lệ, đồ sộ và nguy nga.
7.2. Đặc điểm của kiến trúc biet thu lau dai phap
Kiến trúc lâu đài Pháp hình thành từ việc nâng cấp các tường thành, rào chắn của những điểm cư trú đông dân và phát triển lên thành cứ điểm phòng thủ để bảo vệ đời sống của cư dân bên trong. Đặc trưng của biệt thự lâu đài khi đó là tường cao, hào nước sâu, có nhiều lầu cao để sinh sống và quan sát. Đến thứ kỷ 17 và 18, các biệt thự lâu đài Pháp đã không còn phục vụ mục đích quân sự nữa, vật liệu xây dựng cũng không chỉ làm bằng đất đá gỗ nữa mà thay vào đó là những vật liệu hiện đại hơn như gạch, bê tông và phong cách biệt thự lâu đài lãng mạn hơn, tráng lệ, lộng lẫy, thanh tao và nghệ thuật hơn, đó là kiến trúc Gothic.
Trước thế kỷ 18, cách thiết kế dùng nhiều vòm nôi, vòm bán cầu và cuốn cửa trụ trong kiến trúc lâu đài biệt thự Pháp tạo nên ấn tượng đặc biệt và không thể nhầm lẫn. Các má vòm được thiết kế và sử dụng chất liệu đá tự nhiên do đó mặt bằng các kiến trúc thường chỉ có 2 dạng chính là tròn và vuông do kỹ thuật lúc ấy chưa phát triển hoàn thiện. Phía Tây thường được thiết kế với hai hay nhiều tháp cao có hình trụ tròn hoặc khối hình chữ nhật cơ bản. Phía Đông thường được cắt bởi một cánh ngang. Các trụ cột có phần thân và phần chân cột thiết kế khác biệt. Phần hai đầu cột thường có hình cái đấu ngược, trang trí bằng hoa lá cành hoặc bằng những đường nét hình học cuộn vào nhau mềm mại, đôi khi đầu cột trang trí bằng hoa văn hình người hoặc thú cách điệu tinh tế.
Tuy nhiên, từ thế kỷ 18 trở đi, kiến trúc biệt thự lâu đài Pháp xuất hiện nhiều các mái vòm vuốt nhọn, các cột trụ lớn nhỏ được bố trí xen kẽ làm tăng độ ấn tượng và hút mắt về không gian cả về chiều ngang và chiều cao, làm tăng cảm giác về độ cao lớn của các đỉnh vòm khiến tổng thể thanh nhã và lộng lẫy, mềm mại hơn, kiêu sa hơn.
7.3. Kiến trúc biệt thự lâu đài kiểu Pháp tại Việt Nam
- Kiến trúc Pháp du nhập vào Việt Nam theo dòng chảy lịch sử bắt đầu từ thời kỳ Pháp thuộc rồi có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đến tận ngày nay. Ở giai đoạn đầu, người Pháp xây dựng các công trình biệt thự lâu đài, dinh thự và trại lính để làm tòa nhà công sở và nơi sinh sống của bộ máy quan lại và đặc biệt là thể hiện sức mạnh trấn áp của chính quyền thực dân.
- Do đó những công trình đặc sắc từ thời đó là những dạng lâu đài cổ điển rất cầu kỳ, tinh xảo ra đời và khá nhiều công trình còn tồn tại đến ngày nay. Hiện nay, lấy cảm hứng từ kiến trúc lâu đài kiểu Pháp, những chất liệu hiện đại và ý tưởng thiết kế vẫn giữ những nét đặc trưng nhất của kiến trúc biệt thự Pháp cổ điển, tân cổ điển đã ra đời.
- Nếu như ngày xưa tường thành và rào chắn, hào nước của các tòa biệt thự lâu đài được gia cố và nâng cấp với mục đích phòng thủ để bảo vệ đời sống của mọi người bên trong thì ngày nay, khi chiến tranh đã kết thúc thì những tường cao, hào sâu, tầng lầu….không che chắn kín mít hay xây trụ tròn tạo sự hầm hố hoặc thậm chí đã không còn được xây dựng mà biệt thự kiến trúc lâu đài Pháp đã được thay thế bằng những đường nét uyển chuyển, không thô cứng, hoa sắt hay đồng vàng, đồng đen to bản được uốn lượn vô cùng công phu và tinh xảo, hết sức chắc chắn và đẹp mắt, tạo nên tổng thể nguy nga tráng lệ đầy tính nghệ thuật cho toàn bộ không gian biệt thự lâu đài. Những hàng rào sắt cứng cỏi vững chãi là đánh dấu danh giới, và bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ nhân, cũng đồng thời góp phần hoàn thiện vẻ đẹp cho cảnh quan của thiet ke biet thu lau dai dep.
- Có lẽ đọng lại ấn tượng sâu sắc nhất về những mẫu lâu đài 3 tầng là chi tiết cửa chính đóng mở với những đường nét đẹp mắt, uyển chuyển và tinh tế. Những ô nhỏ hình học cơ bản ở cửa chính và trang trí họa tiết vòng tròn khiến tòa lâu đài thêm huyền bí, mềm mại và kiêu sa hơn.
- Ngôi biệt thự 4 tầng kiến trúc lâu đài pháp cổ được các kiến trúc sư thiết kế với 4 thức cột nổi bật phía trước, mặt tiền đều được ốp đá tự nhiên cao cấp khiến cho mẫu biệt thự bốn tầng rất đẹp mắt và ấn tượng.
- Những chi tiết hoa văn uốn lượn tinh xảo và thu hút ở các đầu cột, chân cột hay những hình bông hoa, đồng xu được tượng trưng cho tiền tài, phú quý, hay những hình tượng mây, trăng, con người được cách điệu để đưa lên kiến trúc của mỗi không gian tạo tính nghệ thuật cao.
- Những con tiện hình trụ tròn được bao quanh phần ban công những khoảng không gian bên ngoài là điểm nhấn không thể thiếu của thiết kế kiến truc biet thu lau dai kieu Phap, tạo được sự chắc chắn kiên cố cho công trình, cộng thêm những hình tròn của ô thoáng ở phần mái với đường vòm cong tròn uốn lượn như tô điểm thêm cho sự mềm mại, đẹp mắt nhưng vẫn rất đồ sộ của không gian kiến trúc.
Mẫu biệt thự kiểu lâu đài là minh chứng của sự công phu, khéo léo, tài hoa của người thiết kế. Chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ những đặc trưng độc đáo của kiến trúc lâu đài Pháp trong những mẫu thiết kế của KIẾN TRÚC LUXVIET – LUXURY VIETNAM tỉ mỉ và trọn vẹn đến từng chi tiết mà không cần đi đâu xa để chiêm ngưỡng hay kiểm nghiệm.
Sự biến đổi trong kiến trúc lâu đài Pháp ở Việt Nam theo dòng chảy lịch sử mặc dù không thể hiện đầy đủ nhưng chúng ta có thể hình dung được những yếu tố đặc trưng nhất. Với kinh nghiệm dày dạn và bàn tay tài hoa của các kiến trúc sư của chúng tôi, LUXVIET tự tin mang đến cho bạn không gian đẳng cấp nhất và hấp dẫn nhất trong phong cách kiến trúc lâu đài Pháp.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay, để được tư vấn thiết kế cũng như thi công xây dựng các mẫu biệt thự lâu đài cao cấp
KIẾN TRÚC LUX VIỆT
Địa chỉ: Số 286 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Tp Hà Nội, Việt Nam
Số điện thoại: 0968.350.300
Email: luxviet.vn@gmail.com
Website: luxviet.vn