Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ trong phong thủy kiến trúc khi nói đến tức là nói về Địa lý phong thủy, Các thầy phong thủy căn cứ trên địa thế để tìm ra Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, đây còn gọi là Tứ tượng – là bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại. Các thánh thú Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ hợp thành hệ thống ngũ hành:

  • Thanh Long của phương Đông: Đại diện cho hành mệnh Mộc;
  • Chu Tước của phương Nam: Đại diện cho hành mệnh Hỏa;
  • Bạch Hổ của phương Tây: Đại diện cho hành mệnh Kim;
  • Huyền Vũ của phương Bắc: Đại diện cho hành mệnh Thủy.

Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ

Hình ảnh: Áp dụng thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ

1. Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ

Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ trong phong thủy xưa được gọi là tứ tượng hay tứ thanh tú hay tứ thú là hình tượng bộ tứ không chỉ trong phong thủy mà còn được nghiên cứu trong thiên văn học, triết học của phương Đông.
Nói về Thanh Long Bạch Hổ trong phong thủy xây dựng và thiết kế mẫu nhà đẹp thì cần phải hiểu đầy đủ về bộ từ thanh tú này:

  • Tả Thanh Long (Rồng Xanh) là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng có tượng là hình rồng, có màu xanh, màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân. Thanh long là ngọn núi hay đồi phía tay trái ngôi nhà (nhìn từ trong nhà ra ngoài), đẹp nhất là nằm ở phương Đông.
  • Hữu Bạch Hổ (Hổ Trắng) Có màu trắng bạch là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
  • Tiền Chu Tước ( Chim sẻ màu Đỏ) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, tương ứng với mùa hạ.
  • Hậu Huyền Vũ ( Sự kết hợp giữa hình ảnh Rắn quấn quanh con Rùa có màu Đen) có màu đen là màu của hành Thủy ở phương Bắc, tương ứng với mùa đông.
Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ trong kiến trúc
Hình ảnh: Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ trong kiến trúc

2. Tả thanh long Hữu bạch hổ

A. Thanh long là gì – Tả bên nào?

Tả Thanh Long (Tả là bên phải): Là vị trí bên trái là nơi trú ẩn của Rồng xanh, đại diện cho phương Đông, hành Mộc tương ứng với mùa Xuân. Xét về Phong thủy thì những địa hình Thanh long – Rồng trú ẩn sẽ có địa thế nhấp nhô. Nhìn phía trong của ngôi nhà ra thì Thanh Long nằm ở phía trái của ngôi nhà và có đất bên trái cao hơn bên phải. Do đó, nếu tự nhiên chưa có định sẵn thì bàn tay còn người có thể cải tạo sao cho gần được giống với thế thú này nhiều nhất sẽ tốt cho gia chủ.

Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ
Hình ảnh: Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ trong thiết kế nhà ở

B. Bạch hổ là gì? Hữu bên nào

Hữu Bạch Hổ (Hữu là bên trái): Là vị trí bên phải là nơi trú ẩn của Hổ trắng, tượng trưng cho phương Tây, hành Kim, tương ứng với mùa Thu. Nếu Thanh Long mang lại điều may mắn, tốt lành thì Bạch Hổ như Linh vật canh giữ và bảo vệ sự tốt lành, may mắn. Đặc biệt lưu ý Bạch Hổ không nên cao hơn Thanh long vì khí thể Bạch hổ ngẩng đầu quá cao sẽ lẫn át Thanh Long, mất cân đối Phong thuỷ, vùng đất kém đi sự may mắn và phúc lành cho gia chủ.

Như vậy cần nhớ Tả là bên trái – Hữu là bên phải khi đứng nhìn từ trong nhà ra ngoài

Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ
Hình ảnh: Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ theo phong thủy

C. Chu tước là gì

Chu Tước theo quan niệm dân gian là con chim Sẻ màu đỏ tượng trưng của hành Hỏa ở phương Nam, tương ứng với mùa hạ.
Trước mặt là Chu Tước: Mảnh đất trước nhà nơi Chu tước án ngữ nên địa thế bằng phẳng, thấp hơn phía sau nhà (nơi cư trú của Huyền Vũ) sẽ thuận lợi cho gia chủ đón may mắn, tốt lành.

Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ
Hình ảnh: Phong thủy Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ

D. Huyền vũ là gì

Huyền Vũ theo quan niệm là sự kết hợp giữa hình ảnh Rắn quấn quanh con Rùa có màu Đen là màu của hành Thủy ở phương Bắc, tương ứng với mùa đông.

Sau Lưng Huyền Vũ: Được tưởng tượng như sự quấn quýt của Rùa và Rắn, ngự ở phía sau nhà, đại diện cho phương Bắc, hành Thuỷ, tương ứng với mùa Đông. Huyền Vũ sáng sủa tốt đẹp gia tăng phúc thọ, giữ vượng khí dài lâu cho gia chủ. Nếu địa thế chưa có sẵn, ta có thể cải tạo đắp đồi, núi tạo hình mu rùa tượng trưng cho Huyền Vũ.

Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ
Hình ảnh: Bố trí Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ trong xây dựng

3. ÁP DỤNG THANH LONG BẠCH HỔ CHU TƯỚC HUYỀN VŨ TRONG PHONG THỦY

Mọi người thường có quan điểm là hậu Huyền Vũ (Tức phía sau nhà) phải có sơn để trấn, tiền Chu Tước (Phía trước nhà) phải có thủy để tụ khí, tả Thanh Long (Bên trái ngôi nhà) nên để đường đi, bên Bạch Hổ (Bên phải ngôi nhà) thường trồng cây.

Tuy nhiên, đây chỉ là kiến thức cơ bản ban đầu của phong thủy trường phái Loan Đầu, khi đi sâu vào phong thủy phải áp dụng một cách linh hoạt theo địa thế đất và hướng đất. Chẳng hạn, những nhà có hướng Bắc, nếu nói tả Thanh Long là đường đi, thì sẽ thuộc phía Tây, Thanh Long ngũ hành là Mộc, trong khi hướng Tây có ngũ hành Kim, mà Kim lại khắc Mộc, nên Thanh Long không thể vượng.

Rồi Huyền Vũ ngũ hành là Thủy lại tọa ở phương Nam là Hỏa, mà Thủy khắc Hỏa. Tương tự, Chu Tước ngũ hành là Hỏa lại tọa phương Bắc là Thủy; Bạch Hổ ngũ hành là Kim lại tọa phương Đông là Mộc.

Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ
Hình ảnh: Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ chuẩn phong thủy

Trong thiết kế biệt thự, thiết kế lâu đài phong thủy chúng ta có ngũ hành nên khi sắp đặt phong thủy, người ta phải tính đủ đến 5 yếu tố là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khi án ngữ phong thủy có núi gọi là Sơn trấn, có nước gọi là Thủy trấn, trồng cây to lớn gọi là Mộc trấn, dùng các vật bằng kim loại là Kim trấn. Riêng về Hỏa chấn, xét tổng thể căn nhà thì bếp là Hỏa chấn, còn với đình đền, thì nơi hóa vàng là Hỏa chấn. Cho nên, hướng bếp tính theo tuổi nam hay nữ gia chủ đều không chuẩn.
Tuy nhiên, khi một ngôi nhà được thiết kế theo phong thủy chuẩn vào thế sơn hướng tốt, hợp với vận, thế nhà có đầy đủ hậu Huyền Vũ (có sơn) và Thanh Long, Bạch Hổ đầy đủ, thì tốt lại thêm tốt.

Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ
Hình ảnh: Phong thủy kiến trúc thanh long hữu bạch hổ chu tước huyền vũ

Ở trước mặt Chu Tước có thủy, có Minh Đường rộng rãi, thoáng đãng, giống việc ngồi ở nơi trước mặt phong quang, chủ nhân sẽ có tâm thái và tinh thần thoải mái, an nhiên hậu vận tốt. Còn trường hợp ngồi ghế bị vật thể lớn chắn ngay trước mặt thì tâm thái bất an, bí bách, cũng tựa như ngôi nhà nhỏ, có cái sân bé, lại bị nhà khác to hơn trấn ngay đằng trước, rõ ràng sẽ thấy bị đè nén, cản trở.

Tả thanh long hữu bạch hổ
Hình ảnh: Tả Thanh long – Hữu bạch hổ

4. BIẾN TẤU LINH HOẠT TRONG PHONG THỦY

Có một câu hỏi đặt ra, trong thực tế có không ít cơ quan, trụ sở làm việc trấn một tiểu sơn ở trước tòa nhà để ổn định về nhân sự và phát triển. Như vậy có nghịch với nguyên tắc ở Chu Tước và Minh Đường là phải có thủy, thông thoáng và không được đặt sơn không?

Giải thích điều này không có gì là nghịch với nguyên tắc của Chu Tước phải là Minh Đường. Bởi khi xem xét tổng thể phong thủy, các thầy phong thủy đã áp dụng kiến thức của Loan Đầu, Huyền Không, Bát trạch Khí, họ thấy phương vị ở trước tòa nhà đó có các bộ sao và phần khí mạch xấu về tài vận và nhân định. Do đó, họ dùng sơn để trấn lại để tài vận xấu không đến, mà tài vận xấu không đến, thì tiền tài không thất thoát và cơ hội cho tài vận tốt được phát triển. Nhân đinh có tốt, khỏe mạnh và ổn định, thì vận hành công việc hanh thông, thuận lợi, phát đạt.

Tuy nhiên, không phải thấy người ta đặt tiểu sơn tốt mà áp dụng theo, vì có khi lại thành lụi bại. Vì trong phong thủy không chỉ có 8 hướng, mà còn có 24 sơn, 72 tam nguyên long. Muốn trấn phải biết nhà mình ở thế cục nào, long nào, vận nào và niên đinh nào?

Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ là gì
Hình ảnh: Thanh long bạch hổ chu tước huyền vũ

Một số lưu ý về áp dụng phong thủy Thanh long – Bạch hổ – Chu tước – Huyền vũ

  • Rồng trong Phong Thủy Khi trưng bày không nên đặt hướng đầu Rồng về phòng ngủ, nhất là phòng ngủ trẻ em. Vì Rồng là biểu tượng của Hoàng đế, của người quân tử, Rồng có khả năng dùng hơi thở thổi ra nguyên khí trời đất, nguyên khí này chính là nền tảng của học thuật Phong Thuỷ.
  • Hình thế phong thủy của núi sông, thung lũng, các khối nhà, đường xá đều có liên quan đến các bộ phận của Rồng như đầu, mình, thân, đuôi, móng vuốt và viên ngọc rồng từ đó ảnh hưởng đến vị trí Phong Thuỷ.
  • Rồng có sức mạnh tạo ra tiết khí, mưa giông, gió biển, ánh sáng từ mặt trời, đất đai. Rồng biểu trưng cho năng luợng của trời đất, trượng trưng sự vật siêu phàm của Phong Thuỷ.
  • Rồng bằng ngọc, đá quý mang nguyên khí Thổ, trong vận phong thủy 8 là cát khí đem lại sự may mắn về công danh, tài lộc. Nên Bày ở các hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc trong phòng khách hoặc phòng làm việc,ở cửa hàng kinh doanh buôn bán.

Kiến thức luận về Phong thủy Long mạch, Loan Đầu hay Thiên khí Địa khí rất phức tạp và rộng lớn, trong bài viết ngắn của kiến trúc Luxviet này không thể diễn giải hết được kiến sức thâm diệu của Địa lý phong thủy. Do đó, độc giả nếu muốn vận dụng hiệu quả các yếu tố Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, hay muốn trấn cho ngôi nhà mình thế nào, nên nhờ thầy phong thủy có kiến thức sâu về phong thủy đến tận nơi để quan sát. Từ đó có được sự tư vấn tốt, hiệu quả nhất cho gia đình và gia đinh.

Kiến trúc Luxviet luôn áp dụng kiến trúc phong thủy để thiết kế các mẫu nhà đẹp, kiến trúc biệt thự, các mẫu thiết kế khách sạn đẹp cho khách hàng

Tư vấn thiết kế nhà theo phong thủy Luxviet.vn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

VIDEO DỰ ÁN

Xem thêm video những mẫu nhà đẹp và đẳng cấp
Đăng ký

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

    Yêu cầu tư vấn của Qúy vị sẽ được gửi tới Trung tâm nghiên cứu phương án kiến trúc của Kiến trúc LUXVIET.

    Họ tên *

    Địa chỉ

    Email *

    Số điện thoại *

    Đính kèm tệp tin

    Yêu cầu cụ thể

    Xem dự toán công trình và báo giá trọn gói

      Nhập chính xác email của quý khách để kiến trúc LuxViet gửi báo giá và dự toán theo yêu cầu của quý khách.

      TRA CỨU PHONG THỦY

      Xem hướng nhà
      Xem tuổi xây dựng